Cloud Server mang đến cho doanh nghiệp của bạn những lợi ích gì? Hãy cùng USCloud đi tìm hiểu các lợi ích của Cloud Server cho doanh nghiệp nhé.

Cloud Server là gì?

Cloud Server – máy chủ đám mây là máy chủ ảo được thiết lập, triển khai dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Cloud cung cấp và phân phối những tài nguyên công nghệ thông tin theo nhu cầu thông qua internet. Nguồn tài nguyên ở đây sẽ có thể là bất cứ thứ gì liên quan đến điện toán và máy tính.

Nếu trước đây, bạn muốn làm gì cũng đều phải tự bỏ chi phí để đầu tư tất cả mọi thứ như. Phần cứng, máy chủ, phần mềm, kết nối vào mạng,… Sau đó lại phải tốn một khoản để duy trì, bảo dưỡng, bảo trì như. Các hệ thống làm mát, phòng cháy, backup dữ liệu, sửa chữa nếu gặp lỗi… Nói thì khá là đơn giản nhưng thật sự nó tốn khá nhiều chi phí, công sức và cả thời gian của bạn.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì những chi phí kể trên thật sự rất lớn. Bởi nó là cả một hệ thống quản lý đồ sộ và phức tạp,đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Chỉ cần một sơ suất sẽ làm mất tất cả dữ liệu hoặc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhưng với điện toán đám mây, nó sẽ giúp bạn giải quyết phần nào trong việc phải tự quản lý phần cứng, phần mềm. Doanh nghiệp cũng sẽ cắt giảm được chi phí đầu tư ban đầu trong việc phải tự trang bị máy chủ, chỗ đặt máy chủ .. Mọi vấn đề, nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ giúp bạn giải quyết.

Cách thức hoạt động của Cloud Server như thế nào?

Cloud Server hoạt động bằng cách ảo hóa các máy chủ vật lý. Để giúp người dùng có thể truy cập chúng từ các vị trí từ xa. Ảo hóa máy chủ là bình thường nhưng không phải lúc nào cũng được thực hiện thông qua việc sử dụng một siêu giám sát.

Các tài nguyên tính toán của các máy chủ vật lý sau đó được sử dụng. Để tạo và cấp nguồn cho các máy chủ ảo, còn được gọi là máy chủ đám mây, các máy chủ ảo này. Sau đó có thể được các tổ chức truy cập thông qua kết nối internet đang hoạt động từ bất kỳ vị trí thực tế nào.

  • Trong mô hình IaaS, nhà cung cấp chỉ phân phối sản phẩm bao gồm máy chủ ảo, lưu trữ và mạng.
  • Các sản phẩm của PaaS cung cấp cho khách hàng một môi trường điện toán đám mây. Với các công cụ phần mềm và phần cứng để phát triển ứng dụng. Được cung cấp bởi các máy chủ đám mây, tài nguyên lưu trữ và mạng.
  • Trong mô hình SaaS, nhà cung cấp cung cấp một sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh. Được quản lý đầy đủ cho khách hàng thanh toán thông qua đám mây. Các ứng dụng SaaS dựa trên các máy chủ đám mây để tính toán các tài nguyên.

Các loại Cloud Server thông dụng

 Public Cloud

Các nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm quản lý và duy trì nhóm tài nguyên. Được chia sẻ qua mạng Internet giữa các nhóm người sử dụng.

Là mô hình máy chủ cloud với các dịch vụ (lưu trữ, email, website,…) được cung cấp qua mạng Internet. Dịch vụ có thể được miễn phí hoặc có yêu cầu trả phí tùy theo gói hoặc các mức sử dụng khác nhau.

Đây là mô hình Cloud Server thông dụng nhất bởi nó giúp cung cấp nhiều lựa chọn về nhà cung cấ. Khả năng tính toán và các giải pháp bảo mật cho nhu cầu phát triển về quy mô kinh doanh của công ty.

Khi sử dụng Public Cloud. Bạn sẽ không cần phải tự đầu tư và phát triển hạ tầng Công nghệ thông tin riêng của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp không chuyên về công nghệ có thể sử dụng Public Cloud. Để giảm bớt một phần chi phí cho việc đào tạo và duy trì đội ngũ IT của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Public Cloud còn khá linh hoạt và có khả năng mở rộng cao. Giúp đáp ứng được những tải trọng công việc khó đoán trước.

– Private Cloud

Mô hình Private Cloud đề cập đến giải pháp Cloud Server dành riêng cho một doanh nghiệp. Hoặc một tổ chức cụ thể, tài nguyên dữ liệu và các giải pháp sẽ chỉ được chia sẻ. Và phân phối thông qua một mạng nội bộ và không thể chia sẻ với bên ngoài.

Khi sử dụng Private Cloud, bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát các giải pháp, hệ thống cơ sở hạ tầng và điều chỉnh. Các cách tiếp cận đám mây phù hợp với sở thích và các quy định về bảo mật của doanh nghiệp.

Private Cloud sẽ giúp bạn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về ranh giới bảo mật của doanh nghiệp.

– Hybrid Cloud

Hybrid Cloud nói đến sự kết hợp về cơ sở hạ tầng giữa hai mô hình Public Cloud và Private Cloud. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng dung lượng không giới hạn của Public Cloud. Để xử lý dữ liệu của riêng của Private Cloud hoặc bạn có thể mở rộng thêm Private Cloud trên Public Cloud. Để tiết kiệm chi phí mua thêm phần cứng cố định cho doanh nghiệp.

Kết hợp sử dụng cả hai mô hình Private Cloud và Public Cloud. Đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích về chi phí, tính linh hoạt và khả năng bảo mật.

Giả sử như ở trên, khi doanh nghiệp hết dung lượng lưu trữ ở Private Cloud. Doanh nghiệp có thể linh hoạt sử dụng các đám mây của Public Cloud. Để tiết kiệm chi phí hơn mà vẫn bảo đảm được tính an toàn của dữ liệu trong doanh nghiệp.

Dù là loại nào trong 3 loại trên thì server ảo luôn có những ưu điểm rất dễ nhận thấy.

Các lợi ích của Cloud server cho doanh nghiệp của bạn:

1. Linh hoạt và mở rộng:

Cloud server cho phép bạn linh hoạt mở rộng và thu nhỏ tài nguyên theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Bạn có thể dễ dàng tăng hoặc giảm số lượng máy chủ, băng thông, bộ nhớ và lưu trữ. Để đáp ứng với sự phát triển hoặc thay đổi trong lưu lượng truy cập và yêu cầu của khách hàng.

2. Tính sẵn sàng cao:

Cloud server cung cấp tính sẵn sàng cao hơn so với máy chủ vật lý truyền thống. Với các cấu hình đám mây, dịch vụ của bạn có thể tiếp tục hoạt động mà không bị gián đoạn do sự cố phần cứng. Hoặc thảm họa tự nhiên, các nhà cung cấp cloud server thường có hệ thống sao lưu. Và khôi phục dự phòng để đảm bảo sự ổn định và khả dụng cao.

3. Tiết kiệm chi phí:

Cloud server cho phép bạn tiết kiệm chi phí so với việc xây dựng và duy trì hạ tầng máy chủ riêng. Bạn không cần đầu tư vào phần cứng và không gặp các chi phí duy trì và quản lý máy chủ vật lý. Thay vào đó, bạn chỉ trả phí dựa trên việc sử dụng tài nguyên và dịch vụ mà bạn thực sự cần.

4. Bảo mật và bảo vệ dữ liệu:

Các nhà cung cấp cloud server thường có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu của bạn. Dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ đám mây được mã hóa. Và bảo vệ bằng các phương pháp an ninh tiên tiến. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dịch vụ bảo mật bổ sung như máy chủ riêng ảo (VPS). Tường lửa và chứng chỉ SSL để bảo vệ dữ liệu của mình.

5. Dễ dàng quản lý và kiểm soát:

Cloud server cung cấp giao diện quản lý dễ sử dụng cho phép bạn quản lý tài nguyên. Cấu hình và dịch vụ của mình một cách thuận tiện, bạn có thể tùy chỉnh các thiết lập. Theo dõi hiệu suất và nhận thông báo bằng cách sử dụng công cụ quản lý trực tuyến.

6. Độ tin cậy cao:

Cloud server được xây dựng trên một hạ tầng mạng và máy chủ phân tán. Điều này giúp tăng cường độ tin cậy và khả năng chịu tải, với khả năng chia sẻ tải và phân phối tải tự động. Cloud server có thể đáp ứng được mức độ truy cập cao và giảm thiểu nguy cơ gián đoạn dịch vụ.

Lời Kết

Các lợi ích của Cloud server cho doanh nghiệp của bạn. Bao gồm linh hoạt, tiết kiệm chi phí, bảo mật dữ liệu và độ tin cậy cao. Hãy chọn một nhà cung cấp đáng tin cậy và tùy chỉnh cấu hình cloud server phù hợp với yêu cầu của bạn. Để tận dụng các lợi ích của Cloud server.

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Công nghệ điện toán đám mây nói chung và Cloud Server nói riêng sẽ ngày càng phát triển. USCloud hy vọng với bài viết này bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về Cloud Server. Biết được các tính năng và những thách thức khi sử dụng nó.

USCloud là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các giải pháp Cloud server phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng. Từ các gói dịch vụ Cloud server cơ bản đến các giải pháp Cloud server nâng cao và linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp các dịch liên quan đến Cloud Server. Nhằm nâng cao chất lượng của doanh nghiệp bạn đi kèm với giá thành rất rẻ. Bên cạnh đó, chúng tôi còn mang đến cho bạn đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ bạn 24/7. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *